Những sai lầm thường thấy
1. Kinh doanh theo cảm tính
Nhiều khách hàng mà tôi đã từng biết, họ kinh doanh theo “cảm tính”. Tức là thấy ai đó làm thành công, thấy bạn bè hay những người xung quanh mình kinh doanh. Sau đó thì họ cùng tìm tòi rồi tự thân kinh doanh và bán hàng.
- Họ nhập hàng rồi sau đó không biết cách nào để bán
- Họ bỏ tiền quảng cáo mà không hiệu quả
- Họ bí hướng và không biết nên làm như thế nào
Sau đó họ thua lỗ, tồn kho, phải xả hàng và bù lỗ rất nhiều tiền. Quả thực là rất “buồn”. Nhiều người thất bại vài lần mới kinh doanh thành công, họ đúc kết và hoàn thiện mình hay lên kế hoạch kinh doanh cho mình. Vì thế đừng như họ mà bạn nên học hỏi từ kinh nghiệm cả kinh nghiệm thất bại và thành công của họ để rút ra bài học cho mình nhé.
2. Chưa nghiên cứu thị trường & đối thủ
Bạn kinh doanh online không biết thị trường với sản phẩm đó có tiềm năng hay không. Có khoảng bao nhiêu khách hàng tiềm năng của bạn. Hay liệu đối thủ của bạn là những ai, là cá nhân kinh doanh, là doanh nghiệp nhỏ hay những ông lớn “cá mập”.
Việc chuẩn bị và lên kế hoạch cho mình rất quan trọng, để có cho mình những điều này và rút ra bài học cho công cuộc chuẩn bị kinh doanh. Bạn nên làm điều này nghiêm túc và sớm hơn bao giờ hết, tôi cá là bạn sẽ học được rất nhiều điều hay ho từ việc này.
3. Lựa chọn sản phẩm, mô hình kinh doanh không phù hợp
Việc bạn có một sản phẩm tốt là điều vô cùng quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến việc bạn có kinh doanh thành công hay không?
Nhiều người kinh doanh lựa chọn một sản phẩm khó bán, một mô hình kinh doanh khó triển khai và gặp rất nhiều khó khăn và thua lỗ.
Nhiều trường hợp còn phải bù lỗ qua này, hàng tồn chất đống phải xả kho (theo đúng nghĩa đen) và phá sản trong thời gian ngắn. Vì thế lựa chọn sản phẩm hay mô hình kinh doanh cực kỳ quan trong. Bạn nên chuẩn bị cho mình một ý tưởng phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh và kinh doanh tốt hơn.
Một vài tiêu chí để bạn có thể lựa chọn sản phẩm như sau:
- Lựa chọn sản phẩm có biên lợi nhuận cao
- Lựa chọn bán sản phẩm dành cho phân khúc trung cấp và cao cấp (sản phẩm giá cao)
- Lựa chọn sản phẩm là dịch vụ liên quan đến: giáo dục, gia đình, sức khỏe, …
Ngược lại bạn không nên lựa chọn các sản phẩm:
- Khó bán (thị trường có vollum người dùng thấp)
- Có đối thủ hoặc “cá mập” đã làm tốt (đại dương đỏ)
- Các sản phẩm khó tiếp cận người dùng (tức bạn không có nhiều kênh bán hàng để tiếp cận họ)
- Biên lợi nhuận thấp (chi phí quảng cáo, nhân sự, hàng tồn, xử lý các khâu, … đã khiến bạn lỗ hoặc không lời)
…
Ngoài ra còn rất nhiều chi tiêu chí và gợi ý khác
Một vài trường hợp lựa chọn sản phẩm đúng nhu cầu, đúng trend, đúng tâm lý khách hàng, lúc này khách hàng sẽ tìm đến bạn!
KHÔNG HIỂU SẢN PHẨM VÀ VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM
Điều này cực kỳ quan trọng trong kinh doanh và bán hàng. Sau khi đã có một sản phẩm tốt và tự tin với sản phẩm này.
Nếu bạn không hiểu sản phẩm, bạn sẽ chẳng bán được hàng hay tư vấn cho khách hàng của bạn đâu. Vì thế nãy là người hiểu sâu sắc nhất về sản phẩm của bạn, dùng nó ứng dụng nó để biết được rằng sản phẩm của bạn hay như thế nào hay giúp ích được cho khách hàng được những gì.
- Xác định vòng đời giúp bạn lên kế hoạch dễ dàng hơn:
- Xác định được tháng nào bán tốt hơn
- Xác định được mùa vụ của sản phẩm
- Xác định được số lượng cần nhập (tránh tồn kho quá nhiều)
=> Lúc này bạn sẽ tránh được hàng tồn và đưa ra các chiến lược bán hàng tốt hơn!
Bạn phải hiểu rõ về sản phẩm của bạn từ đó bạn sẽ hiểu vòng đời của sản phẩm, tức nó giúp ích được gì cho khách hàng bằng một vài câu hỏi dưới đây?
- Sản phẩm này bán cho ai
- Sản phẩm này giúp được những ai
- Sản phẩm này bán khi nào (mùa vụ, các tháng bán được nhiều)
- Sản phẩm này có thị trường khoảng bao nhiêu (tức Volume thị trường và khách hàng bạn tiếp cận, mua hàng)
4. Không có nền tảng bán hàng & kênh bán hàng
Để tránh việc bạn bị một vài điều sau:
Phụ thuộc vào một kênh bán hàng
Không có nền tảng để xây dựng thương hiệu lâu dài
Chuyển mình khi khó khăn (một kênh nào đó không hiệu quả thì bạn không biết làm gì)
…
Thì sở hữu nền tảng bán hàng là điều cần thiết và tối quan trọng với bạn. Trong thị trường “siêu cạnh tranh” hiện nay để tạo lợi thế cạnh tranh thì bạn phải sở hữu cho mình những nền tảng bán hàng tốt và một lượng data khách hàng đủ lớn.
Sự chuẩn bị cho nền tảng, không nhiều người khởi nghiệp hay kinh doanh có điều này ngay từ ban đầu. Họ chỉ có mối quan hệ, người quen, bạn bè, … lấy đó làm gốc sau đó tiếp cận và dần có khách hàng. Họ quên mất rằng họ chưa có gì cả.
Hãy nghĩ một người nghệ sỹ, họ kinh doanh họ có gì?
Họ có thương hiệu
Họ có mối quan hệ
Họ có nền tảng: Youtube, Trang cá nhân Facebook, Fanpage, …
Họ có niềm tin và nhiều cái khác nữa
Họ kinh doanh dễ hơn đúng không, đó là một lợi thế của họ. Hãy nghĩ mà xem, bạn chuẩn bị kinh doanh thì bạn đang có gì trong tay vậy?
Một vlog kinh doanh sản phẩm abc nào đó
Một KOLs kinh doanh gì đó
Hay tôi đang là admin của 3 – 5 cộng đồng về Marketing, tôi có một chút thương hiệu cá nhân. Đó cũng là nền tảng mà tôi có thể giúp ích mình trong hoạt động kinh doanh.
Nền tảng là điều cực kỳ quan trọng, hãy xây dựng, có kế hoạch cụ thể và làm đúng đắn về điều này.
Lựa chọn kênh Marketing: nhiều người nghĩ rằng, mình chạy quảng cáo sẽ hiệu quả, sẽ bán được hàng. Nhiều người họ nghĩ rằng mình phải dành một khoảng kha khá để có thể triển khai cho hoạt động marketing, truyền thông hay quảng cáo. Và thực sự là hầu hết họ không hiểu bản chất nằm ở đâu, có các kênh nào.?
- Có những kênh nào phù hợp với sản phẩm của họ
- Những kênh nào đối thủ đang làm tốt
- Những kênh nào là ngách dành cho họ
- Những kênh nào có khách hàng của họ ở đó
- Làm thế nào để họ có thể quảng cáo đến khách hàng của mình
Họ chỉ làm, chỉ làm và tự đúc kết, tự học trong quá trình đó rồi họ “đốt tiền oan” rất nhiều. Còn hiệu quả thì không sao, nhưng khi đã hết hiệu quả, họ bế tắc và không biết chuyển hướng như thế nào.
Cũng giống như việc bạn quá phụ thuộc vào một kênh bán hàng nào đó.
5. Không xây dựng thương hiệu lâu dài
Tôi còn nhớ, Sếp đã nhắc với Anh/Em trong công ty nhiều lần rằng. Mình chỉ đang làm tốt nhờ vào nền tảng và thương hiệu được xây dựng trước đó. Ở mảng của mình, một thương hiệu mới muốn xây dựng và phát triển là điều thực sự khó khăn “sau khi laucnh dự án AloSoft”.
Đúng là như thế, nhiều người kinh doanh không chú trọng vào điều này. Làm ăn kiểu “chộp giật”, làm hôm nay thì biết hôm nay không tính đến bài toán lâu dài, lộ trình 1 tháng, 3 tháng, 1 năm của công ty hay cửa hàng, shop hay nhỏ hơn là mô hình của mình như thế nào.
Ngày nay, khách hàng luôn sẽ có nhiều sự lựa chọn của mình. Tôi không mua hàng ở đây thì tôi mua chỗ khác, ở đó tôi được hỗ trợ dịch vụ tốt hơn.
Xu hướng khách hàng họ đang mất niềm tin vào online và các kiểu kinh doanh “chộp giật”. Vì thế bạn hãy kinh doanh một cách bền vững, khách hàng sẽ luôn ở lại với bạn.
Hãy xây dựng cho mình một bộ nhận diện thương hiệu
Tạo niềm tin với khách hàng tốt hơn
Chăm sóc khách hàng đa kênh
Hiểu sản phẩm & khách hàng cần gì
AE thảo luận, bổ sung thêm nhé
Bạn có thể tham khảo