Tính cách thương hiệu là yếu tố quyết định cách mà một thương hiệu được thể hiện và nhận biết trong mắt khách hàng. Vậy tính cách thương hiệu là gì? Tại sao tính cách thương hiệu lại đóng một vai trò quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Tính cách thương hiệu là gì?
Tính cách thương hiệu hay Brand Personality, trong lĩnh vực Marketing và Branding, là tập hợp các đặc điểm cảm xúc độc đáo mà một doanh nghiệp muốn gắn kết với khách hàng. Brand Personality có thể bao gồm các đặc điểm tương tự với tính cách con người, như mạnh mẽ, quyết đoán, trẻ trung, đáng tin cậy, tinh tế, nghệ sĩ, hài hước, quyến rũ, và nhiều tính cách khác. Các tính cách này được xác định dựa trên giá trị, tầm nhìn, và mục tiêu của thương hiệu.
Không chỉ là tên gọi hoa mỹ, tính cách thương hiệu còn phản ánh trong văn hóa, hình ảnh, bản sắc tổng thể của thương hiệu và cách quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa, mọi sản phẩm, dịch vụ, và chiến dịch truyền thông của thương hiệu phải tuân thủ và thể hiện được tính cách này. Điều này được xem như một trong những yếu tố quan trọng nhất để thương hiệu được nhận biết và kết nối với khách hàng dưới góc độ cảm xúc.
Vì vậy, để đạt được sự thành công trong việc thu hút khách hàng, bất kỳ thương hiệu nào cũng cần phải hiểu rõ ràng tính cách thương hiệu là gì. Điều này giúp thương hiệu tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và giữ vững lợi thế trong việc ghi điểm với khách hàng.
==>> QUAN TÂM:
II. 12 hình mẫu tính cách thương hiệu – sử dụng bởi những thương hiệu lớn
Carl Jung, một nhà tâm lý học nổi tiếng, được coi là “người sáng tạo” của mô hình này. Mô hình này gồm 12 hình mẫu, mỗi hình mẫu ví dụ về tính cách thương hiệu và giá trị hoàn toàn khác nhau. Vậy 12 hình mẫu tính cách thương hiệu là gì?
1. The Regular Guy – Người bình thường
– Hình mẫu này thân thiện, tốt bụng, biết lắng nghe và chia sẻ.
– Tạo cảm giác thân thiện và kết nối khách hàng hiệu quả.
– Các thương hiệu như IKEA, Levi’s, eBay tuân theo mô hình này.
2. The Lover – Tình nhân
– Chanel, Victoria’s Secret, Dior thể hiện tính cách thương hiệu The Lover.
– Sở hữu sự lãng mạn và ấm áp, muốn chia sẻ điều này với mọi người.
3. The Creator – Người khởi tạo
– Dobe, Lego, Apple đều thể hiện sự sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp.
– Xây dựng giá trị bền vững trong mắt người dùng.
4. The Magician – Ảo thuật gia
– Disney, TED, MAC Cosmetics muốn biến ước mơ của người dùng thành hiện thực.
– Thổi sự lãng mạn và mộng mơ vào hình ảnh của họ.
5. The Caregiver – Người chăm sóc
– Johnson & Johnson, UNICEF, Heinz có đặc điểm chu đáo, dịu dàng, vị tha.
– Tạo cảm giác an toàn và thấu hiểu cho người dùng.
6. The Jester – Chú hề
– M&M’s, IKEA, Fanta xây dựng mô hình hài hước, tinh nghịch và vui tươi.
– Mang niềm vui và tiếng cười cho khách hàng.
7. The Explorer – Người khai phá
– The North Face, Red Bull, NASA thể hiện sự độc lập, ưa mạo hiểm và khám phá.
– Khuyến khích khách hàng trải nghiệm và khám phá.
8. The Innocent – Kẻ ngây thơ
– Coca-Cola, Dove, Volkswagen muốn mang cảm giác hạnh phúc cho khách hàng.
– Tạo sự trẻ trung, tích cực và đầy hoài niệm.
9. The Ruler – Người kiểm soát
– Microsoft, Rolex, Mercedes-Benz tạo cảm giác ổn định và an toàn cho khách hàng.
– Xây dựng hình ảnh tổ chức và trách nhiệm.
10. The Hero – Người hùng
– Nike, Sneaker, BMW tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng qua tính cách tự tin và mạnh mẽ.
– Giúp khách hàng giải quyết các vấn đề của họ.
11. The Sage – Người khôn ngoan
– Google, Quora, The Economist cung cấp sự hiểu biết và kiến thức thông qua sự thông minh và sâu sắc.
– Chia sẻ kiến thức vô hạn đến khách hàng.
12. The Rebel – Kẻ nổi loạn
– Virgin, Vans, MTV khuyến khích khách hàng phá vỡ quy tắc và giá trị truyền thống.
– Thổi bùng lên khao khát tự do và sáng tạo.
II. Chiến dịch Marketing theo từng tính cách thương hiệu
Khi tiến hành các chiến dịch tiếp thị cho doanh nghiệp, việc hiểu rõ và tuân theo tính cách thương hiệu là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Tính cách thương hiệu, được định hình bởi giá trị và mục tiêu cốt lõi của thương hiệu, cần phải được duy trì một cách nhất quán.
Tính cách thương hiệu không chỉ đơn thuần là một hình ảnh bề ngoài mà còn định hình toàn bộ hoạt động Marketing của bạn, từ chiến dịch truyền thông, quảng cáo, PR, đến Digital Marketing….
Cụ thể, tính cách thương hiệu giúp định hình cho khách hàng các thông điệp quan trọng như:
– Tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu là gì?
– Thương hiệu đang đại diện cho giá trị gì?
– Thương hiệu đóng góp thế nào cho xã hội?
Những yếu tố này sẽ là cơ sở để doanh nghiệp định hình ý tưởng và chiến dịch tiếp thị của mình. Trong quá trình triển khai chiến dịch, để tối ưu và lan tỏa mạnh mẽ, các thương hiệu được hỗ trợ bởi các công cụ tool tự đăng bài facebook, tương tác, tạo page, tạo group,…
Ví dụ, tính cách thương hiệu của Apple được xác định bởi khái niệm “sophistication” – sự chắt lọc và tinh tế. Mọi sản phẩm và dịch vụ của Apple được thiết kế với sự tập trung vào sự đơn giản và sáng tạo. Giao diện người dùng của họ luôn được tối ưu hóa để mang lại trải nghiệm người dùng thú vị và thuận tiện. Các sản phẩm của Apple thường có thiết kế tối giản, không có những chi tiết không cần thiết, và thường làm từ các chất liệu cao cấp.
Lời kết
Qua bài viết, chúng ta đều đã hiểu khái niệm và vai trò trong việc xây dựng một thương hiệu của tính cách thương hiệu là gì.Tính cách thương hiệu giúp tạo sự kết nối và nhận biết thương hiệu trong mắt khách hàng, đồng thời hướng dẫn chiến lược tiếp thị và quảng cáo. Chúc các bạn định hình và xây dựng thành công Brand Personality